Lịch sử phát triển của làng gốm Bát Tràng và làng gốm Bát Tràng ngày nay. Trải nghiệm với việc tự tay làm gốm Bát Tràng thú vị.
Làng cổ Bát Tràng là một địa điểm nổi tiếng và đặc trưng tại Hà Nội, được hình thành từ rất lâu và ngày nay, nơi đến trở thành một điểm đến của các khách du lịch trong nước và ngoài nước. Đặc biệt là những trải nghiệm tự tay làm ra các sản phẩm gốm mà mình yêu thích.
Lịch sử phát triển của làng gốm Bát Tràng
Gốm Bát Tràng hình thành từ rất lâu, trong khoảng từ thế kỷ 14 đến thế kỳ 15 và trải qua rất nhiều giai đoạn hưng thịnh cũng như suy thoái khác nhau. Trong Dư địa chí của Nguyễn Trãi có đề cập tới làng Bát Tràng làm đồ chén bát và làng này thuộc huyện Gia Lâm. Đây là nơi thường xuyên cung ứng các sản phẩm để làm đồ cống phẩm cho Trung Quốc.
Theo những câu chuyện mà dân gian đã truyền tai nhau thì gốm Bát Tràng có thể xuất hiện trước khi được các sử sách ghi lại, sự xuất hiện của loại gốm này là do 3 vị thái học sinh đang trên đường đi sứ Bắc Tống đã thấy và học được kỹ thuật chế tạo gốm của người dân ở đây và từ đây họ đã truyền lại cho những người dân ở nước ta, dần dần trở thành những sản phẩm nổi tiếng.

Làng gốm Bát Tràng
Từ lúc xuất hiện, gốm Bát Tràng ngày càng phát triển cũng như trở thành những sản phẩm thu hút được sự quan tâm của mọi người. Cho đến thế kỷ 16 và thế ký 17 là giai đoạn hưng thịnh nhất trong lịch sử hình thành làng gốm Bát Tràng. Dén thế kỷ 18 và thế kỷ 19, do các chính sách của triều đình nên các sản phẩm gốm sứ không còn được phát triển mạnh mẽ nữa.
Thế nhưng, vào những năm 60 của thế kỷ 20, khi nhà nước ta đang bắt đầu hình thành các hợp tác xã thì gốm sứ Bát Tràng cũng bắt đầu được hình thành và đi vào hoạt động, tạo tiền đề cho sự phát triển rộng rãi và nổi tiếng sau này.
Làng gốm Bát Tràng ngày nay
Hiện nay, làng gốm Bát Tràng vẫn giữ được những nét cổ kính của thời xưa và các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng vẫn giữ được nét đặc trưng và chất lượng của nó. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng mà các sản phẩm Bát Tràng càng ngày càng trở nên phong phú hơn, đa dạng hơn. Ngoài những sản phẩm , mặt hàng truyền thống được sản xuất từ rất lâu vẫn giữ được đến bây giờ thì rất nhiều sản phẩm mới với hình dáng, kiểu cách, mẫu mã, màu sắc,...được thiết kế và sản xuất thêm. Điều này giúp cho gốm sứ Bát Tràng ngày càng phát triển trên thị trường trong nước cũng như tại nước ngoài, đặc biệt là thị trường châu Á, châu Âu,...

Gốm sứ Bát Tràng ngày càng phát triển và nổi tiếng
Ngày nay, các du khách khi tới thăm Hà Nội đều muốn ghé thăm làng gốm Bát Tràng, không chỉ vì sự nổi tiếng của nó mà còn để chiêm ngưỡng những tác phẩm gốm sứ tuyệt vời.
Trải nghiệm với việc tự tay làm gốm Bát Tràng
Khi đến với làng gốm Bát Tràng, ngoài việc được chiêm ngưỡng những sản phẩm gốm tinh xảo và tuyệt vời, lựa chọn những món quà từ gốm cho gia đình và người thân thì bạn còn có thể trải nghiệm việc từ tay làm gốm. Nặn gốm Bát Tràng là một dịch vụ thu hút được sự quan tâm của đông đảo khách du lịch khi tham quan lại làng. Dịch vụ này đã xuất hiện từ cách đây rất lâu, khoảng 10 năm về trước, xuất phát từ những nhu cầu thực tế của khách du lịch muốn trải nghiệm cảm giác tự tay làm những sản phẩm từ gốm Bát Tràng.
Hiện nay, dịch vụ nặn gốm khá phổ biến tại làng gốm Bát Tràng, ở các nhà hoặc các xưởng sản xuất, bạn có thể đi dạo quanh làng và tìm những địa điểm có dịch vụ này. Bạn sẽ được nhận khối đất sét và một bàn xoay, kèm theo đó là sự hướng dẫn nhiệt tình của những cô chú ở đó. Việc bạn nặn gốm thành sản phẩm gì đều phụ thuộc vào sự yêu thích cũng như sức sáng tạo của bạn, bạn không phải lo về vấn đề mình không nặn ra được sản phẩm như mong muốn vì sẽ luôn được người hướng dẫn giúp đỡ. Làm nên một sản phẩm gốm từ sự khéo léo và cẩn thận của đôi bàn tay mình chắc chắn là một trải nghiệm vô cùng thú vị và mới lạ.

Dịch vụ nặn gốm được nhiều người quan tâm và thích thú
Khi bạn đã định hình được sản phẩm của mình, bạn sẽ được hướng dẫn cách tạo hình bằng các dụng cụ. Các đường nét, cắt gọt tuy đơn giản nhưng cũng cần sự khéo léo, từ tốn của đôi bàn tay. Sản phẩm sau khi tạo hình xong sẽ được lau sạch, làm mịn và hút ẩm bằng những miếng mút để đem đi sấy khô. Thời gian sấy khô từ 30 – 45 phút. Sau khi sấy khô xong sẽ đến công đoạn tô màu và trang trí sản phẩm gốm của mình. Tại đây bạn sẽ được trang bị bút lông và màu nước để thỏa sức thể hiện tài năng hội hoa của mình. Cuối cùng, sản phẩm sẽ được sơn bóng để hoàn thành và bạn có thể mang về làm quà hoặc trang trí trong nhà, phòng của mình.
Bạn có thể tự tay làm bộ ấm chén uống trà bát tràng hoặc mua sản phẩm tại đây để có thể lưu giữ một kỉ niệm đáng nhớ.
Xem thêm: Ấm chén Tân Cổ Điển mạ vàng in Ngũ Phúc